Đã bao giờ bạn cảm thấy ngại ngùng khi phải cởi giày ở nơi công cộng? Hãy cùng DOLOMen tìm hiểu cách trị hôi chân khi mang giày trong bài viết sau đây.
-
Vì sao chân bị hôi khi mang giày?
Bệnh hôi chân có tên khoa học là bromodosis. Biểu hiện bệnh là bàn chân đổ mồ hôi nhiều và bốc mùi quanh năm.
Nguyên nhân gây hôi chân có thể là:
- Mang giày thường xuyên ở vận động viên và nhân viên văn phòng
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai và thanh thiếu niên tuổi dậy thì
- Mang giày quá chật, bí bách trong thời gian dài
- Mắc bệnh phong thấp gây đổ mồ hôi nhiều
Bàn chân có mùi khi mang giày là vấn đề dân số toàn thế giới gặp phải ít nhất 1 lần trong đời
2.Cách trị hôi chân khi mang giày thường xuyên
Chân có mùi không phải bệnh nguy hiểm. Nếu bị hôi chân nhẹ, bạn có thể tự chữa ở nhà bằng cách giữ bàn chân sạch sẽ và khô ráo. Giày dép nên được giặt ít nhất 2 lần/tuần để tránh mồ hôi tích tụ.
Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng áp dụng những cách đi giày không ra mồ hôi sau:
- Rửa chân bằng xà phòng ít nhất 1 lần/ngày
- Lau khô bàn chân cẩn thận mỗi khi bị ướt
- Giữ cho các kỹ ngón chân luôn luôn khô ráo
- Không mang cùng 1 đôi giày và tất 2 ngày liên tiếp
- Sử dụng tất len, bông và các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt
- Mang giày đi phơi nắng mỗi 2 ngày và giặt 1 lần/tuần
- Cắt móng chân ngắn và sạch sẽ, đồng thời loại bỏ phần da cứng bằng giũa móng chân
Giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ là cách chữa hôi chân tốt nhất
Bất kỳ ai cũng có thể bị hôi chân, nhưng tỷ lệ mắc bệnh này đặc biệt cao ở những người bị phong thấp. Do đổ mồ hôi nhiều, nên rất dễ để lại mùi hôi khi mang giày thường xuyên. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách đi giày không bị hôi chân dưới đây:
- Sử dụng chất khử mùi dạng xịt (loại dành cho vùng dưới cánh tay cũng được) hoặc phấn rôm trẻ em để thấm hút và ngăn mùi
- Luôn luôn mang tất khi đi giày, đặc biệt là giày bít mũi
- Đặt thêm miếng lót chống mùi và sử dụng tất kháng khuẩn khi mang giày
- Ưu tiên đi giày vải thay vì giày da, vì chúng cho phép bàn chân dễ “thở” hơn
Người bị phong thấp đổ mồ hôi tay, chân quanh năm, là đối tượng dễ bị chân có mùi
-
Cách trị hôi chân khi mang giày bằng bài thảo mộc tự nhiên
Ưu điểm của phương pháp trị hôi chân bằng thảo mộc tự nhiên là rất an toàn và hiệu quả đối với bệnh hôi chân. Dưới đây là một số gợi ý từ DOLOMen dành cho bạn:
- Muối biển (Muối hột): Đắp trực tiếp 2 - 3 muỗng muối biển lên chân, sau đó massage khoảng 5 phút mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mùi hôi chân. Ngoài ra, muối biển còn giúp chữa nấm móng và nước ăn chân.
- Lá chè (trà) xanh: Các chất trong lá chè có tác dụng loại bỏ độc tố, vi khuẩn và khử mùi hôi. Do vậy, ngâm chân trong nước ấm nấu từ lá chè tươi mỗi ngày là cách chữa hôi chân rất hiệu quả.
- Chanh tươi và củ gừng: Axit trong nước cốt chanh là chất diệt khuẩn và ngăn tiết mồ hôi tự nhiên. Còn củ gừng khử mùi và hỗ trợ điều trị phong thấp. Do vậy, ngâm chân trong nước ấm có gừng và chanh là cách trị hôi chân khi mang giày rất tốt.
- Lá trầu không tươi: Trong 100g lá trầu không chứa đến 2,4g tinh dầu, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Do vậy, đắp lá trầu giã nhuyễn mỗi ngày sẽ giúp giảm mùi hôi chân đáng kể trong vòng 10 ngày.
- Bã cà phê: Được biết đến rộng rãi với công dụng tẩy tế bào chết, bã cà phê giúp làm sạch những kẽ chân mà bạn ít khi chú ý đến. Từ đó giúp giữ bàn chân sạch sẽ và khử mùi hôi.
Điều trị mùi hôi chân cần có sự kiên trì và liên tục
Tạm kết
Nỗi khổ và những rắc rối do chân có mùi mang lại không nhỏ chút nào. Theo ước tính, cứ 10 người mang giày thì 8 người từng gặp vấn đề với mùi. Do vậy, Dolomen.vn hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn phần nào biết cách trị hôi chân khi mang giày. Chúc bạn áp dụng thành công.